Nhóm máu là một hệ thống phân loại các dạng máu khác nhau dựa trên các tính chất của máu. Mỗi nhóm máu được quy định bởi các glycoprotein gọi là kháng nguyên nằm trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nhóm máu được xác định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của một số kháng nguyên nhất định. Vậy xét nghiệm nhóm máu là gì? Có các cách xác định nhóm máu nào?… Bài viết dưới đây của VIETGEN sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc trên một cách hiệu quả nhất.
Xét Nghiệm Nhóm Máu Là Gì?
Xét nghiệm nhóm máu là một phương pháp xét nghiệm được dùng để xác định kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Đặc điểm nhóm máu sẽ được phân loại dựa trên loại kháng nguyên đặc hiệu. Xét nghiệm nhóm máu không chỉ cho phép bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, mà còn đóng vai trò là chìa khóa bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp cần cho – nhận máu.
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Nhóm Máu
Xét nghiệm nhóm máu giúp bạn biết được chính xác mình thuộc nhóm máu gì. Tất nhiên, điều này cực kỳ hữu ích trong trường hợp cho – nhận máu với những tình huống khẩn cấp. Bởi việc truyền nhầm nhóm máu có thể khiến kháng thể trong huyết thanh của người cho máu kết hợp với kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu của người nhận máu làm dẫn đến các phản ứng như nổi mẩn, sốt, sốc phản vệ,… thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, xét nghiệm nhóm máu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé, từ đó hạn chế được nhiều tai biến trong và sau cuộc sinh nở. Một số trường hợp người mẹ có RhD dương tính nhưng thai nhi có RhD âm tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh
Ngoài ra, dữ liệu về nhóm máu trong cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu dịch tễ, giúp tìm hiểu mối liên hệ giữa nhóm máu và nguy cơ mắc một số bệnh.
Việc hiểu rõ hơn về nhóm máu của mình sẽ giúp bạn có ý thức và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Làm Xét Nghiệm Nhóm Máu Trong Trường Hợp Nào?
Thực tế, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện làm xét nghiệm nhóm máu càng sớm càng tốt, điều này giúp bạn chủ động trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, đề phòng những trường hợp bất ngờ có thể xảy đến bất cứ khi nào.
3 trường hợp nên thực hiện làm xét nghiệm nhóm máu gồm:
- Người cần được truyền máu.
- Người muốn đăng ký hiến máu, hiến nội tạng, mô và tủy xương.
- Mẹ bầu xét nghiệm nhóm máu để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy đến do bất đồng giữa nhóm máu của mẹ và con.
Tuy nhiên, khi thực hiện làm xét nghiệm máu hay xét nghiệm nhóm máu, bạn cần lưu ý vài điểm sau:
- Trước khi làm xét nghiệm máu, bạn KHÔNG NÊN dùng các chất kích thích như bia, rượu, các loại nước ngọt có ga,…
- KHÔNG CẦN nhịn ăn khi làm xét nghiệm nhóm máu.
- NÊN uống nước nhiều trước khi làm xét nghiệm.
- Với phụ nữ mang thai, xét nghiệm nhóm máu sẽ được chỉ định cùng với các loại xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng sức khỏe.
Có Bao Nhiêu Nhóm Máu Ở Người?
Tính đến thời điểm hiện tại, cập nhật mới nhất của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế (ISBT) vào tháng 11 năm 2023 công nhận 45 hệ thống nhóm máu chứa 362 kháng nguyên hồng cầu, được xác định về mặt di truyền bởi 50 gen. Trong đó, hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh được xem là nhóm máu chính yếu và phổ biến nhất ở con người.
Phân Loại Nhóm Máu Theo Hệ Nhóm Máu ABO
Có 4 nhóm máu khác nhau trong hệ nhóm máu ABO, gồm:
- Nhóm máu A: Là nhóm máu có kháng nguyên A trên hồng cầu, huyết tương chứa kháng thể kháng B. Một số thống kê cho thấy, những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người có nhóm máu khác. Ngoài ra, người nhóm máu A cũng thường có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch hơn so với người có nhóm máu khác.
- Nhóm máu B: Là nhóm máu có kháng nguyên B, huyết tương có chứa kháng thể kháng A. Người nhóm máu B cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
- Nhóm máu AB: Là nhóm máu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả kháng thể kháng A và kháng B. Đây là nhóm máu tương đối hiếm hơn so với nhóm máu A, B.
- Nhóm máu O: Là nhóm máu có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, huyết tương có cả 2 kháng thể kháng A và kháng B. Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến, có thể được sử dụng để truyền cho người có nhóm máu khác.
Phân Loại Nhóm Máu Theo Hệ Nhóm Máu Rh
Yếu tố Rh là một protein di truyền được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Hệ nhóm máu Rh được chia làm 2 nhóm nhỏ là Rh(+) và Rh(-):
- Nhóm máu Rh D (+): Nếu máu của bạn có kháng nguyên D thì bạn có nhóm máu Rh(+). Nhóm máu Rh(+) phổ biến hơn nhiều so với Rh(-).
- Nhóm máu Rh D (-): Nếu máu của bạn không có kháng nguyên D thì bạn có nhóm máu Rh(-). Rh(-) hiếm hơn Rh(+). Rh(-) chỉ có thể truyền cho nhóm máu Rh(-) tương ứng, không thể truyền cho nhóm máu Rh(+).
2 hệ nhóm máu ABO và Rh khi kết hợp cho ra 8 nhóm máu nhỏ, bao gồm: A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+ và O-.
Nhóm Máu Nào Là Nhóm Máu Hiếm?
Có 3 nhóm máu được đánh giá là nhóm máu hiếm nhất trong tất cả các nhóm máu hiện có gồm:
- Nhóm máu Rh-null: Là nhóm máu hiếm nhất thế giới vì nhóm máu này không chứa bất cứ loại kháng nguyên nào. Người có nhóm máu này có thể hiến máu để truyền cho mọi nhóm máu khác, nhưng chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu Rh-null giống mình. Theo ghi nhận, hiện nay, chỉ có chưa đến 50 người trên thế giới sở hữu nhóm máu này.
- Nhóm máu HH (nhóm máu Bombay): Theo số liệu, chỉ có 4/1.000.000 người trên thế giới có nhóm máu này. Nhóm máu Bombay có thể xem như nhóm O(-), có thể truyền cho mọi người có nhóm máu ABO, nhưng chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu với mình.
- Nhóm máu AB(-): Các thống kê cho thấy, chỉ khoảng 1% dân số thế giới có nhóm máu này. Nhóm máu này có thể nhận máu của mọi nhóm máu ABO với Rh(-) khác, nhưng chỉ có thể truyền cho người có nhóm máu AB(-) khác.
Bảng Tương Thích Nhóm Máu
NHÓM MÁU | NHÓM MÁU ĐƯỢC NHẬN | NHÓM MÁU CÓ THỂ TRUYỀN |
A+ | A+, AB+ | A+, A-, O+, O- |
A- | A+, A-, AB+, AB- | A-, O- |
B+ | B+, AB+ | B+, B-, O+, O- |
B- | B+, B-, AB+, AB- | B-, O- |
AB+ | AB+ | Tất cả các nhóm máu |
AB- | AB+, AB- | AB-, O-, A-, B- |
O+ | O+, A+, B+, AB+ | O+, O- |
O- | Tất cả các nhóm máu | O- |
3 Cách Xác Định Nhóm Máu Bạn Nên Biết
Theo đó, 3 cách xác định nhóm máu gồm:
Xét Nghiệm Máu
Xét nghiệm nhóm máu là phương pháp xét nghiệm được dùng để xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu. Đặc điểm nhóm máu sẽ được phân loại dựa trên loại kháng nguyên đặc hiệu.
Tự Test Nhóm Máu Tại Nhà
Nếu không đến các cơ sở, trung tâm xét nghiệm máu thì bạn có thể tự test nhóm máu tại nhà bằng bộ kit test chuyên dụng. Trong bộ kit có đầy đủ các dụng cụ cần thiết: kim lấy máu, dung dịch pha mẫu, khay thử. Dung dịch pha mẫu khi tiếp xúc với máu sẽ làm ngưng kết hồng cầu và bắt giữ các kháng nguyên tương ứng, khi đó, bạn sẽ biết được mình thuộc nhóm máu gì.
Cách xem kết quả test nhóm máu tại nhà:
- Nhóm máu O: Máu vón cục
- Nhóm máu A: Máu vón cục ở vùng anti-A
- Nhóm máu B: Máu vón cục ở vùng anti-B
- Nhóm máu AB: Máu vón cục ở cả 2 vùng anti-A và anti-B
Để có được kết quả chính xác hơn, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn bộ kit test từ thương hiệu uy tín và nhà phân phối đáng tin cậy.
Xác Định Nhóm Máu Qua Yếu Tố Di Truyền
Có khá nhiều người thắc mắc liệu nhóm máu có di truyền không? Di truyền học quy định nhóm máu dựa trên sự kết hợp giữa các gen tương đồng mang đặc tính trội hoặc lặn. Một nhóm máu riêng biệt được tạo nên từ vô số các tổ hợp gen khác nhau được kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên. Tính di truyền của nhóm máu còn tùy thuộc vào gen quy định của nhóm máu đó trội hay là lặn.
Để tự tìm ra nhóm máu của mình, bạn có thể có thể căn cứ dựa trên nhóm máu của bố mẹ mình. Cụ thể như sau:
Nhóm máu của bố | ||||||
A | B | AB | O | Nhóm máu của trẻ | ||
Nhóm máu của mẹ | A | A hoặc O | A, B, AB hoặc O | A, B, AB | A hoặc O | |
B | A, B, AB hoặc O | B hoặc O | A, B hoặc AB | B hoặc O | ||
AB | A, B hoặc AB | A, B hoặc AB | A, B hoặc AB | A hoặc B | ||
O | A hoặc O | B hoặc O | A hoặc B | O |
Nhóm máu của trẻ | ||||||
A | B | AB | O | Nhóm máu của bố | ||
Nhóm máu của mẹ | A | A, B, AB hoặc O | B hoặc AB | B hoặc AB | A, B hoặc O | |
B | A hoặc AB | A, B, AB hoặc O | A hoặc AB | A, B hoặc O | ||
AB | A, B, AB hoặc AB | A, B, AB hoặc O | A, B hoặc AB | |||
O | A hoặc AB | B hoặc AB | A, B hoặc O |
Tuy nhiên, như đã đề cập, việc xác định nhóm máu dựa trên yếu tố di truyền chỉ mang tính chất tương đối. Cha con có cùng nhóm máu không? Cha con có thể CÙNG NHÓM MÁU hoặc KHÔNG CÙNG NHÓM MÁU. Nhóm máu của con được quyết định dựa vào tính trạng trội hay lặn trong hệ thống nhóm máu ABO.
Xác định huyết thống theo nhóm máu chỉ đem lại kết quả tương đối. Mặc dù trên cơ sở khoa học, máu có chứa gen di truyền từ bố mẹ sang con, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nhóm máu của con hoàn toàn giống với nhóm máu của bố mẹ. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm huyết thống hiện đại và tiên tiến nhất là xét nghiệm ADN.
Dịch vụ xét nghiệm ADN ở Hà Nội uy tín
Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm nhóm máu cũng như cách xác định nhóm máu mà bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của xét nghiệm nhóm máu, từ đó có được sự chủ động trong vấn ddề chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa những trường hợp bất ngờ xảy ra. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 083-527-5588 | 096-6593-797 để được hỗ trợ kịp thời nhé!